Hướng dẫn thi công sơn phản quang

Thi công sơn phản quang khá phổ biến hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở những biển báo giao thông hay những tầng hầm, sân bay, bãi đỗ xe, khu vực công cộng, bệnh viện, trường hợp, nhà xưởng,… với công dụng phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào, đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Vậy để có được công trình trên, cần làm gì chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết hướng dẫn thi công sơn phản quang.

sơn phản quang

Ứng dụng thi công sơn phản quang trong lĩnh vực giao thông

Tính phổ biến sơn phản quang trong xây dựng như thế nào?

Ứng dụng

Dùng cho các biển báo giao thông: Ứng dụng phổ biến nhất trong giao thông. Thường được sơn trên các biển cấm, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo, cột tiêu… giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhận thấy, đảm bảo an toàn tham gia giao thông.

Dùng cho phân cách giao thông: Sử dụng sơn phản quang trên các giải phân cách nhằm đảm bảo cho các phương tiện lưu thông thuận tiện, dễ dàng và an toàn hơn.

Dùng cho vạch kẻ đường: Đây cũng là ứng dụng cơ bản của sơn phản quang trong giao thông.

Dùng trong các tầng hầm, bãi đỗ xe: Ứng dụng này nhằm hỗ trợ các phương tiện dễ nhìn thấy các đường kẻ, các cột nhà, phân chia làn đường, ngăn cách giới hạn khu vực, đảm bảo an toàn khi chạy và đậu xe.

sơn phản quang

Các loại sơn phản quang chính

Sơn phản quang dẻo nhiệt

Sơn phản quang gốc dầu

Sơn phản quang gốc nước

Sơn phản quang dạng bình xịt

Sơn phản quang Epoxy

Ưu điểm thi công sơn phản quang

Là hỗn hợp dạng lỏng, phản xạ ánh sáng tốt trước mọi điều kiện thiếu ánh sáng, thời tiết khắc nghiệt. Có tác dụng phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào.

Khả năng chịu mài mòn cao, rất dễ thi công, thời gian khô nhanh.

Thành phần không chứa dung môi, không gây độc hại con người và môi trường.

Màu sắc đa dạng, bền màu, độ bám dính cao.

Giá thành rẻ, tuổi thọ cao, tiết kiệm được chi phí sửa chữa.

sơn phản quang

Phản xạ ánh sáng cực tốt vào ban đêm

Cách lựa chọn hãng sơn phản quang phù hợp thi công từng loại công trình

Hầu hết hiện nay các công trình đường bộ thường được các nhà thầu ưa chuộng sử dụng sơn kẻo nhiệt. Bởi đặc tính phản quan tốt, khả năng chịu nhiệt cao trong mọi điều kiện thời tiết: nắng, mưa, bão, gió…

Còn các dạng công trình khác như tầng hầm, bãi đỗ xe thường được sử dụng loại sơn gốc dầu, gốc nước, …

Mỗi loại sơn đều đảm bảo chất lượng tối ưu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về độ bám, khả năng chịu mòn, màu sắc, tuổi thọ … công trình.

Trên thị trường có rất nhiều hãng sơn tốt như Nippon, Seamaster, Jotun, Sika, Rainbow… Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, cũng như khả năng tài chính để lựa chọn hãng sơn phù hợp cho công trình.

  • Sơn Nippon: Loại sơn với các màu cơ bản: vàng, trắng, đỏ, đen phù hợp làm biển báo giao thông, kẻ đường băng ở sân bay, đường đánh dấu ở tầng hầm, …
  • Sơn Seamaster: Xuất xứ tại Singapore phù hợp sử dụng tại các nhà xưởng, xí nghiệp, … độ bền cao, khả năng phát sáng tốt, chống trơn trượt, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  • Sơn Epoxy: hãng sơn nổi tiếng tại Việt Nam, phù hợp dùng làm biển báo giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho tài xế và các phương tiện khác.
  • Sơn Joton: ứng dụng làm kẻ vạch chỉ dẫn, biển báo giao thông,…

Hướng dẫn thi công sơn phản quang

Bước 1: Kiểm tra tình trạng và xử lý bề mặt cần sơn.

Kiểm trạng độ ẩm, những vết lồi lõm, ẩm mốc… xử lý đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo (đối với bề mặt cần sơn quá khô thì nên làm ẩm sơ bề mặt) bằng phẳng nhằm tăng tính hiệu quả, độ bám chắc và thuận lợi khi thi công.

  • Đối với vết bẩn, lụi bẩn, dầu mỡ… bạn có thể sử dụng máy hút bụi chuyên dụng làm sạch.
  • Bề mặt bê tông lồi lõm sử dụng Mastic Epoxy để làm phẳng bề mặt.

Bước 2:  Xác định vị trí cần sơn

Đánh dấu vị trí và dán băng keo nhằm cố định 2 bên mép đường line.

Bước 3: Thi công sơn

  • Khuấy đều sơn trong thùng trước khi thi công.
  • Sơn có thể thi công trực tiếp hoặc pha loãng với dung môi theo tỉ lệ không quá 5-10% thể tích sơn.
  • Thi công lớp lót sơn phản quang: Sơn 1-2 lớp sơn lót. Lớp sơn này dưới dạng gốc dầu, nhằm tạo độ kết dính giữa bề mặt bê tông và sơn phủ tốt hơn.

Thi công lớp phủ sơn phản quang:

  • Trộn đều sơn phủ và bột phản quang. Sau khi lớp lót khô, tiến hành lăn 1-2 lớp phủ hỗn hợp trên lên bề mặt đường đã đánh dấu trước.
  • Mỗi lớp sơn cách nhau khoảng 4-6 giờ tùy vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ môi trường.
  • Đợi sơn khô hoàn toàn và lột bảo băng keo giấy, vệ sinh lại bề mặt. Nghiệm thu và bàn giao công trình.

Quý khách có nhu cầu về dịch vụ thi công sơn phản quang, hay mọi thắc mắc liên quan về thông tin sản phẩm sơn phản quang. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể đến bạn.

sơn phản quang

Bề mặt đường sau khi thi công

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH TM – DV – KT PHẠM GIA PHÁT

SĐT: 0937 733 112

Địa chỉ: 656/36/7 Quang Trung, P11, Q.Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Website : epoxyphamgiaphat.com

Xem thêm bài viết: Quy trình thi công sơn kẻ đường dẻo nhiệt đúng chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

093.773.3112