Hiện nay tình trạng thấm dột tầng hầm xuất hiện ngày càng nhiều, dẫn đến giảm thiểu cơ sở hạ tầng của công trình. Làm cách nào để khắc phục vấn đề đó? Cùng mình tham khảo 04 giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả triệt để dưới đây.
Nguyên nhân xảy ra thấm dột tầng hầm
- Nhà thầu sử dụng xi măng kém chất lượng đổ bê tông, chất lượng nguyên liệu thi công không đảm bảo. Quá trình thi công ẩu thả, tạo ra không gian rỗng gây thấm nước.
- Kiến trúc sư thiết kế sơ sài, không có quy trình rõ ràng hoặc không nắm rõ quy trình dẫn đến công trình không đạt hiệu quả.
- Chủ đầu tư không đầu tư đúng mức hoặc nhà thầu chọn phương pháp thi công tầm thường, không phù hợp. Hoặc phương án chống thấm chưa thực sự hiệu quả, thực hiện theo phương án làm tại chỗ, tạm thời
Tình trạng thấm dột tại tầng hầm
Tại sao cần phải chống thấm tầng hầm triệt để sớm?
- Tầng hầm là nơi nằm dưới đất, là phần móng của mỗi công trình. Là nơi quan trọng cần được quan tâm nhất trong quá trình thi công.Nếu không được chú trọng đầu tư sớm sẽ làm xuống cấp công trình, giảm tuổi thọ, thiệt hại cơ sở hạ tầng cho cả công trình.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, giúp công trình luôn khô rán và sạch sẽ.
Ứng dụng tầng hầm:
Là nơi để xe, là giải pháp tốt ưu nhất đối với những nơi có diện tích nhỏ, những nơi đất chật thiếu diện tích đất sử dụng cho việc làm bãi xe.
Ngoài ra, tầng hầm còn được nhiều gia đình, công ty, đơn vị sử dụng làm kho lưu trữ hàng hóa.
Các vị trí thấm tầng hầm
- Thấm mạch ngừng: Đây là lỗi do việc đổ bê tông không liên tục, kỹ thuật trong việc đổ bê tông khiến các đá sỏi lắng xuống làm rỗng mạch ngừng.
- Thấm sàn, vách tầng hầm do nứt, rỗ bê tông: Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra tại các tầng hầm. Có thể do kỹ thuật đổ bê tông, quy trình thi công, sử dụng phụ gia tháo gỡ ván khuôn nhiều, …
- Thấm khe co giãn, khe nhiệt: Việc đổ ghép bê tông tạo ra các khe hỡ, khiến nước xuyên thấm qua vị trí này.
04 Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả, tốt nhất
Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tầng hầm
- Bão hòa trước thi công, nhằm tránh tình trạng bê tông háo nước, không mang lại hiệu quả thấm nước cho tầng hầm
- Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng xi măng cát vàng + Skia latex/ Sika Latex TH.
- Sau đó quét thêm lớp sơn mỏng chống thấm, dám lưới thủy tinh bo góc với chiều rộng lưới vào chân hầm khoảng 15 cm.
Bước 2: Quét sơn chống thấm
- Quét sơn theo hướng từ trên xuống dưới vuông góc với nhau.
- Mỗi lớp sơn dày khoảng 1mm/lớp và mỗi lớp khoảng 1-2kg.
Lưu ý: Trộn sơn vừa phải, tránh tình trạng trộn nhiều, người thi công quét sơn không kịp làm khô sơn.
Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản. Hiệu quả trong thời gian dài.
Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Bước 1: Quét lớp tạo dính
- Lớp tạo dính cần dàn mỏng và đều trên bề mặt của tầng hầm. Đảm bảo bề mặt kín và dính đều. Bằng cách dùng lu sơn để thi công.
- Sau khi lớp tạo dính khô, tiến hành dán màng để chống thấm.
Bước 2: Dán màng khò nóng
- Bề mặt dán hoặc khò úp xuống dưới. Sau đó đặt các cuộn cào vị trí cần chống thấm ở tầng hầm, Và trải màng ra để dán.
- Sử dụng đèn khò nóng để dán màng chống thấm xuống bề mặt.
- Cuộn ngược màng chống thấm lại, đảm bảo vị trí và hướng chống thấm không thay đổi.
- Sử dụng đèn khò gas làm chảy lớp tạo dính, quét lên bề mặt chống thấm. Tận dụng sức nóng của lửa để màng chống thấm bám dính lên bề mặt tốt hơn.
- Dùng lực ép mạnh, giúp màng chống thấm dính chặt vào bề mặt tầng hầm.
Ưu điểm:
Khả năng chịu nhiệt tốt, chống tia tử ngoại UV
Khả năng chống thấm cao
Khả năng chịu trọng lực tốt và độ đàn hồi cao.
Thích hợp với mọi điều kiện thời tiết, nhiệt độ.
Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
- Trải màng chống thấm, bóc lớp nilon dán lên toàn bộ bề mặt chống thấm tầng hầm.
- Vì đây là mang chống thấm không cần tác động từ nhiệt nên biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp từ 7-100mm.
- Sau khi dán xong, quét thêm lớp bê tông 3-4 cm lên bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt chống thấm. Chờ bê tông khô và kiểm tra độ chống thấm.
Ưu điểm: Dễ thi công, độ kết dính cao, khả năng chống thấm hiệu quả.
Chống thầm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
- Đầu tiên bạn cần làm ẩm bề mặt cần chống thấm
- Tiếp theo quét hóa chất lên bề mặt. Mỗi lớp quét cần cách nhau 2-4 tiếng đồng hồ và mỗi lớp phải vuông góc với nhau.
Ưu điểm: Đòi hỏi người thợ thi công có trình độ chuyên môn chắc chắc, thận trọng. Đây là phương pháp phổ biến, an toàn cho người sử dụng, hiệu quả trong việc chống thấm tốt.
Những lưu ý khi thi công chống thấm tầng hầm mang lại hiểu quả cao
Để hoàn thiện công trình, xử lý chống thấm tầng hầm là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến tuổi thọ cao và tính thẩm mỹ của cả công trình. Nhưng cần lưu ý những đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hoặc hộp kỹ thuật nên được lắp đặt hoàn tất. Những vị trí góc chết của tầng hầm không nên trát vữa xi măng che phủ trước khi thi công chống thấm.
Vì là nơi nằm dưới ngầm đất do đó người thợ thi công cần thận trọng trước và sau khi thi công.
Trên đây là tổng hợp 04 giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả triệt để. Tùy theo tình trạng, nhu cầu sử dụng để lựa chọn giải pháp phù hợp đạt kết quả tốt ưu nhất. Để tìm đơn vị thi công chuẩn chất lượng, đạt tiêu chuẩn trong xây dựng liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 0937 733 112 – Công ty TNHH TM – DV – KT PHẠM GIA PHÁT. Mọi thắc mắc về gói dịch vụ sẽ được giải đáp nhanh nhất.
Chúng tôi lựa tự hào là một trong những đơn vị thi công uy tín, chất lượng, nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng trong nhiều năm qua.
Xem thêm bài viết: Quy trình chống thấm sàn vệ sinh hiệu quả với 07 phương pháp
Bài viết liên quan: